Shoptel là gì? Loại hình bất động sản này tại sao lại thu hút nhà đầu tư đến vậy?

Đăng bởi Trust House Team vào lúc 15/07/2022

Shoptel được ghép giữa hai từ shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn), có thể hiểu đơn giản đây là loại hình bất động sản nhà phố thương mại kết hợp kinh doanh, mua sắm và các dịch vụ lưu trú khách du lịch. Mô hình đầu tư kinh doanh shoptel được đánh giá cao hơn về khả năng khai thác so với shophouse, condotel hay hometel. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn shoptel là gì? Ưu và nhược điểm bất động sản shoptel và tại sao loại hình này lại thu hút được nhiều nhà đầu tư hiện nay.

Shoptel là gì?

Bất động sản shoptel là khái niệm khá mới mẻ và dần xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây trên thị trường bất động sản. Bằng việc kết hợp giữa shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn), đây là loại hình nhìn chung có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với shophouse (kinh doanh và ở), condotel (khách sạn căn hộ) hay hometel (nhà ở và căn hộ khách sạn).

Theo đánh giá của giới chuyên gia, tiềm năng khai thác bất động sản shoptel là rất lớn bởi các dự án shoptel thường tọa lạc tại các vị trí đắc địa, đông dân cư và kinh tế phát triển sôi động, hơn nữa lại có thể kết hợp cho thuê dưới sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý khách sạn, nâng cao đối đa hiệu quả kinh doanh.

>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh bất động sản thành công

shoptel là gì

Đặc điểm của loại hình shoptel

Loại hình bđs shoptel được thiết kế riêng để kinh doanh, do vậy shoptel sẽ không được phép mua để ở mà phải cho thuê hoặc tự kinh doanh theo thiết kế chung và quy hoạch của chủ đầu tư xây dựng. Đa phần các bất động sản shoptel hiện nay được xây dựng từ 2 đến 5 tầng với thiết kế công năng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tối ưu hóa 24/24h, trong đó thường có các bố trí như sau:

  • Tầng trệt và Tầng 1: Kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm thương mại chủ yếu phục vụ cho đối tượng là khách du lịch.
  • Từ Tầng 2 trở lên: Không gian kinh doanh phòng khách sạn

Ưu, nhược điểm của loại hình BĐS shoptel là gì?

Căn cứ vào đặc điểm cũng như cách thức hoạt động, có thể thấy đầu tư kinh doanh shoptel có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Lợi thế kinh doanh đa dạng: Shoptel nhờ kết hợp hầu hết các đặc điểm của bất động sản như để ở, kinh doanh, dịch vụ khách sạn mini và thường được đặt tại các vị trí vàng nên tiềm năng phát triển là rất lớn.
  • Mức cạnh tranh thấp: Do bất động sản shoptel còn khá mới mẻ nên các dự án khá khan hiếm, vì vậy không phải chịu quá nhiều sức ép cạnh tranh.
  • Thiết kế tối ưu: Không gian của các dự án shoptel thường được thiết kế tối ưu hơn shophouse hay khách sạn truyền thống nhằm khai thác tối đa công năng sử dụng và tăng lợi nhuận kinh doanh. Thêm vào đó, shoptel có kế hoạch đầu tư rõ ràng, tiện ích nội khu được đầu tư đồng bộ, cao cấp nên hấp dẫn được rất nhiều khách du lịch tham quan, sử dụng dịch vụ, lưu trú.
  • Khai thác, vận hành thuận lợi: Chủ sở hữu, người kinh doanh và nhà đầu tư có sự kết hợp trong việc khai thác kinh doanh bất động sản shoptel bằng cách cam kết về dòng tiền cho thuê, tính thanh khoản tốt, khả năng sinh lời và thị trường tiềm năng.

>> Có thể bạn quan tâm: Nằm lòng những nguyên tắc đầu tư bất động sản an toàn và sinh lời cao

shoptel là gì

Song song với các ưu điểm vượt trội thì loại hình đầu tư kinh doanh shoptel cũng còn tồn tại những hạn chế cần lưu ý, bao gồm:

  • Vốn đầu tư lớn: Shoptel là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng với những vị trí đắc địa tại các khu du lịch trọng điểm hấp dẫn. Cũng chính vì vậy mà mức giá mua căn hộ là rất cao, hầu như không thích hợp với nhà đầu tư nhỏ lẻ, nguồn lực tài chính còn hạn chế.
  • Tiền năng đi kèm rủi ro: Tất nhiên các dự án shoptel đa công năng và có vị trí tốt, nhưng kinh doanh như thế nào để hút khách cũng là một vấn đề đáng quan tâm, lượng khách đồng đều còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược kinh doanh, mùa du lịch cao điểm.
  • Quy định kinh doanh bất động sản shoptel: Đây là loại hình đầu tư khá mới mẻ, còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý chưa rõ ràng, cần phải tuân thủ các quy định chung, đặc biệt là quyền sở hữu có thời hạn.

đầu tư kinh doanh shoptel

So sánh shoptel và shophouse

Shoptel và shophouse đều là những loại hình bất động sản được đặt ở những khu đô thị phát triển sầm uất, nằm trong dãy liền kề. Tuy nhiên chúng lại có những điểm khác biệt rõ ràng, điển hình như:

Shoptel được đánh giá cao hơn về tiềm năng kinh doanh: Hiểu đơn giản, shoptel và shophouse đều tận dụng không gian bên dưới để kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, shoptel còn kết hợp kinh doanh khách sạn ở tầng trên thay vì chỉ dùng để ở như shophouse. Như vậy, có thể nói tiềm năng kinh doanh của bất động sản shoptel đa dạng hơn.

Đối tượng kinh doanh khác nhau: Shophouse thường là nhà độc lập trong dãy liền kề nội khu đô thị hoặc được đặt ở các khu trung tâm thương mại, do vậy khách hàng chủ yếu là những người sống ở khu chung cư, đô thị. Trong khi đó, shoptel lại hướng tới nhóm khách hàng chính là khách du lịch ở những khu du lịch nghỉ dưỡng.

Shoptel chưa có sức ép cạnh tranh bằng shophouse: Shophouse là mô hình ra đời lâu hơn shoptel và đã khá thông dụng trên thị trường nên có sức cạnh tranh cao hơn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến shophouse thay vì chú ý đến loại hình mới như bất động sản shoptel vì còn nhiều quan ngại và ít kinh nghiệm đầu tư.

bất động sản shoptel

Các quy định cần biết khi kinh doanh shoptel

Các quy định về đầu tư kinh doanh shoptel nằm ở Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản và thuế liên quan đến bất động sản. Cụ thể:

Thời hạn sở hữu Shoptel: Mô hình đầu tư kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay hầu hết được xây dựng trên đất của nhà nước, có thu phí sử dụng đất hằng năm và thời gian sử dụng cũng bằng với thời gian giao đất cho chủ đầu tư là 50 năm. Trừ một số dự án đặc biệt được cấp phép sở hữu lâu dài thì phần lớn các dự án xây dựng với mục đích kinh doanh thương mại, shophouse, shoptel hầu hết có thời hạn sử dụng không quá 50 năm.

>> Xem thêm: Trang bị 4 kỹ năng vàng phải có khi đầu tư bất động sản

Chuyển nhượng bất động sản shoptel: Theo quy định, nhà đầu tư kinh doanh shoptel vẫn có quyền mua bán và chuyển nhượng như thông thường nếu đảm bảo đầy đủ các quy định về điều kiện giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, do thời hạn sở hữu không quá 50 năm nên cần lưu ý thời hạn sử dụng của căn hộ sẽ không thay đổi mà tiếp tục tính từ thời điểm người sở hữu đầu tiên mua nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến các khoản phí và quy định về shoptel khi chuyển nhượng, cụ thể:

  • Shoptel mới ký văn bản thỏa thuận, đặt cọc, chưa ký hợp đồng mua bán: Chuyển nhượng không mất phí.
  • Shoptel chưa bàn giao nhà nhưng đã ký hợp đồng mua bán: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán là 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ ra tên người sở hữu mới.
  • Shoptel đã nhận bàn giao nhà nhưng chưa cấp sổ đỏ: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán là 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ vẫn ra tên chủ sở hữu cũ.
  • Shoptel đã được cấp sổ đỏ: Phí sang tên sổ đỏ là 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ sẽ sang tên người mới.

đầu tư kinh doanh shoptel

Có nên đầu tư bất động sản shoptel

Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng đều tồn tại những rủi ro bên cạnh những tiềm năng phát triển lớn. Vì vậy, khi quyết định rót vốn đầu tư kinh doanh shoptel, bạn cũng nên quan tâm đến cách thực hiện sao cho hiệu quả, đảm bảo sinh lời và có chiến lược phòng ngừa rủi ro nhất định. Thông thường, đầu tư bất động sản nói chung hay kinh doanh shoptel nói riêng sẽ cần cân nhắc các yếu tốt sau:

Lựa chọn vị trí đầu tư kinh doanh shoptel: Theo các chuyên gia trong ngành thì đầu tư bất động sản shoptel trước tiên phải lựa chọn vị trí đẹp, điều này góp phần lớn đến quyết định thành công hay thất bại của kế hoạch kinh doanh. Với đặc điểm là mô hình kinh doanh dịch vụ thương mại kết hợp lưu trú thì việc lựa chọn một shoptel nằm trong khu dự án, trực thuộc thuộc quần thể du lịch quy mô hoặc sát các tuyến đường lớn, quan trọng là phương án tối ưu và tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Tính toán đến thiết kế cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích liên quan: Nên kiểm tra kỹ phương án bố trí không gian shoptel để đảm bảo công năng sử dụng đa dạng, thuận lợi, kết hợp yếu tố kiến trúc độc đáo để thu hút du khách , bởi dịch vụ tiện ích toàn khu cũng là điều khiến nhiều du khách quan tâm.

Đa dạng hình thức đầu tư kinh doanh shoptel: Tùy thuộc vào mục đích của mỗi nhà đầu tư cũng như điều kiện về thời gian, năng lực tài chính, kinh nghiệm để lựa chọn cách thức đầu tư kinh doanh shoptel phù hợp. Hiện nay, chủ nhân shoptel có thể khai thác bất động sản theo nhiều khía cạnh như đầu tư dịch vụ lưu trú, mở cửa hàng kinh doanh, đầu tư mua và cho thuê lại.

Đầu tư và bán lại khi cần thiết hoặc thấy có lời: Chủ sở hữu có thể bán trực tiếp hoặc ký gửi shoptel để đảm bảo giao dịch an toàn, nhanh chóng khi mua bán, tránh bão đất, đồng thời lựa chọn khách hàng đúng nhu cầu, được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình bán, chuyển nhượng bất động sản shoptel.

>> Có thể bạn quan tâm: Lý giải lý do vì sao BĐS nghỉ dưỡng Vinpearl giá cao hơn các dự án khác

đầu tư kinh doanh shoptel

Kinh nghiệm đầu tư kinh doanh shoptel

Khi ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản shoptel, bạn cần chú ý về tính pháp lý, sổ đỏ cũng như thời gian sử dụng còn lại. Cùng với đó là

  • Thời hạn bàn giao shoptel phải rõ ràng theo các giai đoạn
  • Chất lượng công trình bàn giao đảm bảo như cam kết
  • Phương thức và thời hạn thanh toán hợp lý
  • Chi phí quản lý và vận hành shoptel, đơn vị quản lý, giá thanh toán điện nước...
  • Các điều kiện kinh doanh tại shoptel: ngành nghề bị cấm…

Trên đây là những thông tin cơ bản, tổng hợp về shoptel là gì và các kiến thức liên quan khi đầu tư kinh doanh shoptel có thể bạn sẽ quan tâm. Hiện nay, loại hình bất động sản này vẫn chưa được khai thác triệt để, đang có nhiều lợi thế về kinh doanh cũng như sức hút lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có chiến lược và nguồn lực nhất định để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: